Phân loại Dùng_thuốc_quá_liều

Từ "quá liều" ngụ ý có một liều lượng và sử dụng an toàn chung cho thuốc; vì thế, thuật ngữ này thường chỉ áp dụng cho các loại thuốc, chứ không phải là chất độc/thuốc độc, mặc dù chất độc vô hại với liều lượng thấp. Thuốc quá liều đôi khi được sử dụng cho mục đích cố ý tự sát, tự sát không thành hoặc tự hại, nhưng đa phần quá liều do tình cờ, kết quả của việc lạm dụng thuốc có chủ ý hoặc vô tình. Cố ý lạm dụng dẫn đến quá liều có thể bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị hoặc không được kê toa bởi bác sĩ với số lượng quá mức cho phép trong một nỗ lực mang lại cảm giác hưng phấn.

Việc sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp có độ tinh khiết đáng ngờ, với số lượng lớn hoặc sau một thời gian cai thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng quá liều. Người dùng Cocaine qua đường tiêm tĩnh mạch dễ dàng bị quá liều một cách vô tình, vì ranh giới phân biệt giữa cảm giác thăng hoa với quá liều là rất nhỏ.[5] Việc lạm dụng không chủ ý bao gồm những sai sót do không đọc kỹ hoặc hiểu rõ nhãn mác sản phẩm. Quá liều tình cờ cũng do việc kê đơn quá mức quy định, không am hiểu thành phần hoạt tính của thuốc hoặc vô ý để trẻ em nuốt phải.[6] Một quá liều không chủ ý phổ biến ở trẻ nhỏ liên quan đến việc sử dụng multivitamin (hỗn hợp gồm nhiều vitamin khác nhau) bổ sung sắt. Sắt là thành phần cấu tạo phân tử hemoglobin trong máu, dùng để vận chuyển oxy đến các tế bào sống. Khi uống vào một lượng nhỏ, sắt cho phép cơ thể cung cấp hemoglobin, nhưng với số lượng lớn sẽ gây ra sự mất cân bằng pH nghiêm trọng trong cơ thể. Nếu tình trạng quá liều này không được điều trị kịp thời bằng liệu pháp Chelation (phương pháp loại bỏ độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng axit ethylenediaminetetraacetic), bệnh nhân có thể tử vong hoặc hôn mê vĩnh viễn. Thuật ngữ 'quá liều' thường bị lạm dụng để mô tả các phản ứng hoặc tương tác bất lợi của thuốc do pha trộn đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dùng_thuốc_quá_liều http://www.nps.org.au/consumers/publications/medic... http://www.biomedcentral.com/1471-2458/7/31 http://www.diseasesdatabase.com/ddb3971.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=960 http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=979 http://www.livestrong.com/article/68582-symptoms-o... http://www.treatment-now.com/resources/definitions... http://www.uphs.upenn.edu/addiction/berman/glossar... http://www.drugabuse.gov/related-topics/trends-sta... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20956228